Khám phá 9 bước lập kế hoạch kinh doanh tiến tới thành công

Dù bạn là doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì việc kinh doanh đi vào hoạt động cần phải có bản kế hoạch kinh doanh. Để có bản kế hoạch thì cần phải lập kế hoạch kinh doanh chi tiết. Nhằm làm tiền đề để triển khai, đánh giá tính khả thi của dự án có thành công hay không.

Lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Lập kế hoạch kinh doanh là bản kế hoạch kinh doanh chính mô tả quá trình kinh doanh của 1 doanh nghiệp trong thời gian nhất định.

Trong bản kế hoạch, doanh nghiệp cần phải xác định bối cảnh thị trường trọng tâm, và đối tượng khách hàng chính, tình hình kinh doanh hiện tại và xem đối thủ cạnh tranh trong ngành để có hướng phát triển trong tương lai.

Tại sao nên lập bản kế hoạch trước khi kinh doanh?

Bản kế hoạch kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và là kế hoạch để phát triển mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có.

Về mặt đối nội: Kế hoạch kinh doanh chính là thước đo đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó. Giúp bạn nhìn nhận được những thế mạnh và hạn chế cần phải sửa đổi để có hướng đi tốt hơn.

Về mặt đối ngoại: Bản kế hoạch kinh doanh vô cùng quan trọng để các đối tượng (như: đối tác, nhà đầu tư, khách hàng) nhận biết được doanh nghiệp bạn có xứng đáng để họ đầu tư hay không.

Tại sao nên lập kế hoạch kinh doanh

Tại sao bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh

9+ Bước lập kế hoạch kinh doanh

Để có được bản kế hoạch thật chất lượng và tiềm năng thì cần phải trải qua những bước sau:

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất chỉ với 9 bước

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết nhất chỉ với 9 bước

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh chính từ ý tưởng

Ý tưởng cũng giống như linh hồn, bởi vậy để có nền tảng thành công bạn cần xây dựng được mục tiêu và ý tưởng thật độc đáo.

Đừng ngại nó điên rồ hay viển vông như thế nào, chỉ cần bạn thấy nó có khả thi và phát triển được thì mọi thứ vẫn có cơ hội để đánh đổi.

Thế nên khi bắt đầu làm kế hoạch kinh doanh hãy đưa ra ý tưởng tiềm năng, ít “đụng hàng” nhất, điều này sẽ quyết định lên đến 50% tỷ lệ thành công của bạn.

Bước 2: Đặt mục tiêu và thành quả cần đạt

Dĩ nhiên, muốn vẽ ra con đường thì phải có điểm đầu và điểm cuối. Phải có những mục tiêu và thành quả sẽ đạt được đó gọi là cái đích. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp bạn đưa ra thông tin chi tiết và chính xác hơn về lối đi.

Mục tiêu và thành quả của bản kế hoạch kinh doanh

Mục tiêu và thành quả của bản kế hoạch kinh doanh

Bước 3: Nghiên cứu thị trường và phân tích chi tiết

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, vì vậy cần phải phân tích được thị trường mình nhắm tới, hiểu tệp khách hàng hiện tại như thế nào để đưa ra giải pháp tối ưu nhất.

Mọi yếu tố môi trường xung quanh đều rất quan trọng đây là bước chuyển mình trong bản kế hoạch kinh doanh.

Bước 4: Lập biểu đồ SWOT

Với biểu đồ này bạn sẽ thấy ngay được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà bạn cần phải nắm rõ. Khi hiểu rõ các tiềm năng sẽ có cách chỉnh sửa và lập kế hoạch kinh doanh đạt hiệu quả hơn.

Ví dụ: Nếu sản phẩm của bạn nằm ở phân khúc giá rẻ, chất lượng trung bình thì chỉ nên đánh vào giá để tận dụng thế mạnh. Không nên cạnh tranh với hàng chất lượng cao cấp, giá cao.

Bước 5: Xác lập được mô hình tổ chức

Bạn có một ý tưởng thật sự vĩ đại và to lớn? nhưng bạn có làm được không? Cần phải có bản kế hoạch chi tiết để phân chia hợp lý hệ thống, kết hợp giữa các bộ phận để có hiệu quả tốt nhất.

Bước 6: Lập kế hoạch Marketing

Một trong các bước xây dựng kế hoạch kinh doanh đó là marketing. Quảng bá, truyền thông thương hiệu luôn là yếu tố quan trọng để thu hút tệp khách hàng lớn nhất. Đồng thời quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng nhanh nhất.

Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing ngay lập tức giúp bạn tiếp cận khách hàng nhanh hơn, mở rộng thị trường dễ dàng hơn.

Bước 7: Kế hoạch quản lý đội ngũ nhân sự

Việc kinh doanh của bạn sẽ ngày càng mở rộng thì nhân sự cũng cần phải tăng lên để đáp ứng được khối lượng công việc. Cần có hệ thống chuyên môn quản lý, đào tạo, hướng dẫn nhân viên nắm bắt được sản phẩm, dịch vụ cần quảng bá.

Kế hoạch quản trị nhân lực

Kế hoạch quản trị nhân lực

Bước 8: Lập kế hoạch quản lý nguồn tài chính

Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là rất quan trọng, vì vậy cần phải phân bổ một cách hợp lý. Nếu không sẽ không cân bằng được việc lãi không đủ đề bù lỗ. Cần phải cho vào kế hoạch cụ thể những khoản chi phí chi ra chi tiết để có được cái nhìn chung nhất.

Bước 9: Kế hoạch thực hiện

Khi đã lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn chỉ cần vạch từng bước để triển khai theo đúng quỹ đạo đã được vạch sẵn.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh với 3 nguyên tắc

Những nguyên tắc bắt buộc bạn phải ghi nhớ khi lập kế hoạch kinh doanh để mang đến bản kế hoạch hoàn hảo nhất.

Trình bày bản kế hoạch thật ngắn gọn và xúc tích

Một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ khiến người đọc khó chịu, nhàm chán không muốn đọc. Mục đích bản kế hoạch là đưa ra những thế mạnh của ý tưởng và cách phát triển nó như thế nào? Chỉ cần tập trung những vấn đề này để thu hút người đọc.

Vì vậy, kế hoạch cần phải được điều chỉnh, bổ sung liên tục để có được bản kế hoạch tốt nhất.

Ngôn từ phải phù hợp với người đọc

Một bản kế hoạch đúng tiêu chuẩn có thể gửi đến các nhà đầu tư, đối tác, sếp, nhân viên hoặc khách hàng…thì cần phải đảm bảo được độ độ ngắn gọn, dễ hiểu, thuật ngữ phù hợp. Vì thế, trước khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh cần phải xác đinh đối tượng để có những ngôn ngữ phù hợp hơn.

Tập trung cao độ khi lập phương án kinh doanh

Phần lớn doanh nhân không phải là những chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà là tích lũy từ thương trường để có được thành tích lớn. Vì vậy không cần phải quá lo lắng, chỉ cần tập trung thực hiện hết khả năng để có được kết quả tốt.

Cần lưu ý những gì khi viết kế hoạch kinh doanh?

Một số điều cần chú ý khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh có thể bạn chưa biết.

Phác thảo sơ lược về ý tưởng kinh doanh

Để có được bản kế hoạch kinh doanh bạn nên phác thảo được những ý tưởng kinh doanh với các câu hỏi sau:  “Cái gì, ở đâu, tại sao và như thế nào? giúp bản kế hoạch được lối đi đúng hướng.

Lên ý tưởng kinh doanh cụ thể

Một ý tưởng kinh doanh độc đáo nó sẽ khác xa so với thực tế, sẽ có những lúc gặp khó và thử thách. Nếu có thể xây dựng được kế hoạch kinh doanh cụ thể thì bạn đã đạt thành công một nửa chặng đường rồi đó.

Triển khai tìm hiểu và nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là một trong những bước quan trọng để có thể lập kế hoạch kinh doanh. Việc kiểm tra, thực hiện khảo sát thị trường giúp bạn đoán được nhu cầu của khách hàng có phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không.

Tìm hỗ trợ từ những người có năng lực giỏi

Bạn không thể nào tự xây dựng một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nếu như không có sự giúp đỡ của các cộng sự chuyên nghiệp, hiểu rõ thị trường hiện nay. Nếu có nhiều người tham gia sẽ đưa ra được nhận xét về điểm yếu và những điều cần phải sửa đổi giúp bản kế hoạch được tối ưu hơn.

Kiểm soát tài chính vững vàng

Nắm giữ kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán giúp doanh nghiệp dự trù được chi phí và tính khả thi của kế hoạch triển khai.

Hy vọng bài viết của Kho Xưởng Hải Thuận giúp được phần nào cho doanh nghiệp của bạn phát triển và thành công hơn với bản kế hoạch chi tiết nhé!

Kho Xưởng Hải Thuận

#1 Đơn vị cho thuê kho xưởng, mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội