Kinh nghiệm thi công nhà xưởng từ A-Z bạn không nên bỏ lỡ

Bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về quá trình thi công nhà xưởng. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được kinh nghiệm thi công nhà xưởng hoàn hảo và chất lượng nhất nhé.

Quy trình tiếp nhận dịch vụ thi công nhà xưởng 

Theo tiêu chí “ niềm tin và chất lượng” để có được công trình tốt nhất hãy nắm rõ và theo sát quá trình sau nhé. 

Kinh nghiệm Thi công nhà xưởng

Kinh nghiệm Thi công nhà xưởng

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Đầu tiên, nhân viên sẽ nhận điện thoại từ khách hàng và nhận thông tin. Một số thông tin bao gồm: họ tên, số điện thoại, dự án, thời gian thi công , nguyên liệu sử dụng, hình thức và các vấn đề liên quan khác.

Bước 2: Lập đơn giá xây dựng

Lập bảng báo giá nhà lắp ghép để khách hàng có thể hiểu hơn về dự án, nếu khách hàng đồng ý thì có thể ký kết hợp đồng và bắt đầu triển khai công việc.

Bước 3: Triển khai quá trình thi công nhà xưởng

Sau khi khách hàng chấp nhận các điều khoản và thông tin trong bản hợp đồng và ký kết. Bên dịch vụ xây dựng nhà xưởng sẽ tiến hành kế hoạch xây dựng. Trong quá trình thực hiện thi công khách hàng cũng có quyền giám sát để nắm bắt được tình hình và hiện trạng công trình. Nếu cảm thấy không phù hợp có thể trao đổi và thay đổi nếu có nhu cầu.

Bước 4: Kiểm tra công trình và bàn giao

Hoàn thành và bàn giao công trình như đã thoả thuận trong hợp đồng. Dọn dẹp và kiểm tra toàn bộ công trình để đảm bảo các quy trình đã được thực hiện đạt chuẩn. Sau đó, bàn giao cho khách hàng kết thúc dự án.

Bước 5: Tiếp nhận ý kiến và kế hoạch bảo hành công trình

Sau khi bàn giao xong sẽ tiếp nhận ý kiến của khách hàng khi sử dụng dịch vụ xây dựng nhà xưởng. Cam kết công trình sẽ được bảo hành theo thời gian nếu có vấn đề xảy ra.

>>> Xem thêm: Thiết kế nhà xưởng đạt tiêu chuẩn cần phải lưu ý những điều gì?

Chi tiết các phần thi công nhà xưởng từ A-Z

Để thi công nhà xưởng thì bạn cần phải quan tâm đến các hạng mục sau:

Quy trình thi công nhà xưởng từ A-Z

Quy trình thi công nhà xưởng chi tiết từ A-Z

Thi công phần nền móng

+ San lấp đất nền: Phần công việc phải triển khai đầu tiên, phụ thuộc vào nền đất mà nhà thầu có thể san lấp sao cho phù hợp và đảm bảo độ chắc chắn nhất.

+ Định vị tim trục: Sau này các vị trí móng cột sẽ theo tim trục để thi công dựa trên bản vẽ.

+ Đào móng hàng rào: Hàng rào nhà xưởng sẽ được xây dựng cao để quản lý được khu vực nhà xưởng. Do vậy móng hàng rào cũng phải được thi công kiên cố.

+ Thi công móng và đà kiềng: Sau khi có tim trục sẽ tiến hành thi công móng.  Móng nhà xưởng thiết kế theo móng đơn, móng cọc, vật liệu bê tông, cốt thép. Các bulong cột sẽ được chôn trong móng để chờ sẵn, sau này lắp ghép cùng với cột thép.

+ Lu nèn nền đất: Nền đất được san lấp và lu nèn theo yêu cầu thiết kế với độ chắc chắn cao.

+ Lu nền đá cho xưởng: Nền bê tông cốt thép được đặt trên nền đá đã được lu lèn với độ chặt cao cần phải theo thiết kế đã lên kế hoạch.

+ Thi công nền xưởng : Thực hiện công tác cốt thép và đổ nền bê tông. Bước này rất quan trọng bởi vì phần này là phần giữ được sự kiên cố của toàn bộ công trình nhà xưởng. Phải làm theo đúng kỹ thuật để tránh nứt bê tông làm cho công trình kém chất lượng. 

Thi công khung thép

Các bộ phận kết cấu thép được gia công chất lượng và kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Khi được vận chuyển ra công trường sẽ được lắp ghép với nhau tạo thành các khung thép chắc chắn.

+ Lắp dựng khung thép: Sử dụng máy móc, cần cẩu nâng hạ các bộ phận cấu thép vào đúng các vị trí. Bulong dùng để kết nối các bộ phận với nhau.

+ Lắp dựng xà gồ và cáp giằng: Lắp hệ giằng để đảm bảo ổn định của mặt phẳng khung. Hệ xà gồ tăng cường độ ổn định của khung thép và nâng đỡ tấm lợp chặt chẽ.

Thi công vỏ bao che

Vỏ bao che gồm: tường bao bằng gạch, mái tôn… Ngoài ra cũng có nhiều vật liệu bao che khác để lựa chọn. tùy thuộc vào chi phí mà chủ đầu tư đưa ra.

+ Xây tường bao che

+ Thi công mái tôn

Thi công hạ tầng

Hạ tầng nhà xưởng bao gồm: đường giao thông, ống cấp thoát nước… Nền đường được lu lèn chắc chắn để có thể chịu tải cao để xe có thể di chuyển dễ dàng.

+ Lắp ống thoát nước

+ Lu nền đường

+ Lu đá nền đường

+ Bảo dưỡng nền đường bê tông, cắt ron chống nứt

Thi công hệ thống kỹ thuật

Hệ thống kỹ thuật cần phải có trong nhà xưởng bao gồm: hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống liên lạc, hệ thống điện, hệ thống kỹ thuật để phục vụ sản xuất…

+ Thi công thêm phần bể chứa nước ngầm để phục vụ PCCC

+ Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn cho toàn bộ quá trình sản xuất

Hy vọng chia sẻ của Kho Xưởng Hải Thuận đã giúp phần nào đó giúp bạn có thể thi công nhà xưởng một cách hoàn hảo nhất. Cùng đón đọc những bài viết liên quan đến nhà xưởng của chúng tôi nhé.

Kho Xưởng Hải Thuận

#1 Đơn vị cho thuê kho xưởng, mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội

>>> Tham khảo ngay: Quy trình xây dựng nhà xưởng thép tiền chế tiết kiệm chi phí đầu tư