Kinh nghiệm thuê nhà xưởng mở rộng doanh nghiệp tiến tới thành công
Bạn đang muốn tìm hiểu chi tiết về nhà xưởng? Các tiêu chí khi thuê nhà xưởng như thế nào? Hãy cùng Kho Xưởng Hải thuận khám phá ngay bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nhà xưởng là gì?
Nhà xưởng hay còn gọi là nhà công nghiệp, có diện tích và quy mô lớn hơn nhiều so với kho xưởng thông thường. Mỗi nhà xưởng là nơi tập trung nhân lực, máy móc, nguyên vật liệu,.. phục vụ cho quy trình sản xuất hoạt động liên tục.
Bên cạnh đó, còn là nơi chứa đựng, bảo quản hàng hóa để phân phối ra thị trường.
Nhà xưởng rbf là gì?
Nhà xưởng RBF được biết đến là loại nhà được xây sẵn bởi các công ty xây dựng cùng với chủ đầu tư. Nhà xưởng được thiết kế và xây sẵn đạt tiêu chuẩn với kết cấu chắc chắn hiện đại.
Nhà xưởng tiền chế là gì?
Nhà xưởng tiền chế được xây dựng với vật liệu khung nhà bằng thép. Được sản xuất sẵn nên quy trình lắp ráp cũng nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian thi công. Phù hợp để thuê làm nhà máy, nhà kho, xưởng sản xuất hàng hóa.
Phân loại nhà xưởng
Nhà xưởng được phân theo nhiều dạng khác nhau. Cụ thể được phân theo: chức năng, đặc điểm quy hoạch, kết cấu mái, vật liệu chịu lực. Sau đây, cùng lần lượt tìm hiểu từng loại nhé.
Phân theo dạng chức năng
Công trình sản xuất sẽ tạo ra được các thành phẩm nên được chia thành các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ: gia công kim loại, rèn đúc, phân bón, đồ tiêu dùng,….
Các công trình về năng lượng như: nhà máy nhiệt điện, trạm cấp nhiệt, cấp hơi nước, trạm biến áp….
Những công trình của giao thông kho tàng như: gara, kho nguyên liệu, thành phẩm, trạm cứu hỏa…
Công trình hành chính phúc lợi như: nhà hành chính, các phòng ban tổ chức xã hội, phòng phục vụ sinh hoạt, y tế…
Phân theo dạng mục đích quy hoạch
Nhà xưởng được phân theo khẩu độ nhà xưởng được tính từ mép cột biên bên phải – mép cột biên bên trái. Hay còn được tính theo bề ngang hoặc chiều rộng của nhà xưởng.
Nhà công nghiệp một khẩu độ chỉ phù hợp với những công trình năng lượng lớn nên cần kích thước từ 36m trở lên và chiều cao trên 18m.
Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ là nhà công nghiệp 1 tầng được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng và lĩnh vực.
Phân theo dạng kết cấu mái
Được chia thành khung phẳng và khung không gian.
- Khung phẳng : mái sử dụng dầm, giàn, khung nối liền theo hình phẳng
- Khung không gian: được thiết kế theo dạng mái vòm, cong 1 chiều hoặc 2 chiều.
Phân theo dạng vật liệu
Thông thường nhà xưởng sẽ được chia theo các khung sau:
– Xây dựng bằng vật liệu bê tông, cốt thép đảm bảo chắc chắn, lâu dài
– Xây dựng bằng thép tiền chế, tiết kiệm chi phí
– Sử dụng tường gạch chịu lực dành cho các lĩnh vực nặng
– Xây dựng bằng các khung gỗ dành cho lĩnh vực nhẹ
Tiêu chuẩn thiết kế từng hạng mục nhà xưởng
Dưới đây là hình ảnh chi tiết về thiết kế các hạng mục dành cho nhà xưởng bạn có thể tham khảo.
Các hạng mục bao gồm: nền móng, mái, cửa mái, tường, vách ngăn, cửa sổ, cửa đi. Mỗi hạng mục cần phải thiết kế đúng cấu trúc và đạt tiêu chuẩn.
Hạng mục thiết kế nhà xưởng
8 bước thi công nhà xưởng chất lượng
Chỉ với 8 bước bạn đã có thể thiết kế và thi công nhà xưởng một cách chuẩn xác. Nếu bạn muốn có được nhà xưởng chất lượng và ưng ý thì có thể tham khảo ngay để hiểu hơn về quy trình cũng như dễ dàng dám sát công trình.
Bước 1: Tiếp nhận và bảo quản các vật tư, thiết bị thi công
Bước 2: Thi công nền móng
Bước 3: Thi công đóng cọc, hàn khung thép.
Bước 4: Thi công các bức tường bao quanh.
Bước 5: Thi công cơ sở hạ tầng
Bước 6: Thi công các hệ thống kỹ thuật.
Bước 7: Hoàn thiện và kiểm tra bàn giao công trình.
Bước 8: Vệ sinh và đi vào hoạt động sản xuất
Kinh nghiệm thuê nhà xưởng khi muốn mở rộng doanh nghiệp
Để thuê được nhà xưởng phù hợp với doanh nghiệp về vị trí, diện tích và giá cả thì hãy tham khảo ngay các tiêu chí sau đây nhé.
Vị trí và tình trạng nhà xưởng
Vị trí của kho xưởng chính là yếu tố quyết định việc bạn vận chuyển hàng hóa có thuận lợi hay không. Vị trí này có thể không cần nằm khu công nghiệp hoặc trung tâm thành phố nhưng cần đảm bảo được việc đi lại dễ dàng.
Nắm bắt được yếu tố này sẽ giúp bạn rút ngắn được việc cung ứng hàng hóa => giảm thiểu chi phí vận chuyển không đáng có.
Ngoài ra, tình trạng của nhà xưởng mà bạn định thuê cần phải xem xét kỹ về khu vực, hệ thống thoát nước, cống rãnh,.. có đảm bảo phục vụ được quá trình sản xuất hay không.
Tùy vào loại hàng hóa của Doanh nghiệp mà cần cân nhắc một số yếu tố tình trạng như: sạch sẽ, không ẩm thấp, không có mối mọt và côn trùng,…
Giá thuê nhà xưởng, có chi phí phát sinh không?
Vị trí, tình trạng kho, diện tích và hình thức thuê đều là các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuê. Nên cân nhắc và đánh giá chi tiết đến quy mô hàng hóa để có thể đưa ra mức tài chính ổn thỏa nhất.
Các chi phí phát sinh là những chi phí mà bạn không thể lường trước được vậy nên cần phải hỏi kỹ về vấn đề này. Tránh tình trạng pháp sinh chi phí quá cao ảnh hưởng đến ngân sách đưa ra ban đầu.
Diện tích và hình thức khi thuê nhà xưởng
Bạn cần xác định được số lượng hàng cần lưu trữ khoảng bao nhiêu, quy cách sắp xếp như thế nào, để lựa chọn một địa điểm có diện tích phù hợp.
Hiện nay, có rất nhiều hình thức thuê nhà xưởng như: thuê theo mét, thuê theo đầu tấn và thuê theo dạng khoán,… Ngoài ra, các bạn cũng cần phải tính toán diện tích lối đi để lấy hàng phân loại theo số lô. Thường chiếm khoảng 10% tổng diện tích.
Tận nơi xem nhà xưởng
“Trăm nghe không bằng mắt thấy”, dù bạn có nhận được bao nhiêu lời mời hấp dẫn nhưng cũng cần phải tận mắt đánh giá được nó như thế nào. Càng biết chi tiết thì càng dễ cho bạn lựa chọn, để có thể so sánh với các bên đơn vị khác về giá cả cũng như tiện ích.
Thời gian cho thuê
Thời gian cho thuê ngắn hạn hay dài hạn còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng hoặc tính chất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tìm được một nhà xưởng hoạt động sản xuất như ý muốn là điều khá khó khăn.
Vì vậy mà bạn cần tính toán đến phương án thuê kho ổn định, lâu dài, ít nhất cũng phải 1 năm để đi vào hoạt động. Tránh mất thời gian thuê nhiều nơi, gây gián đoạn hoạt động, tổn thất kinh phí. Nếu có ý định thuê nhà xưởng thêm thì cần phải cân nhắc để gia hạn trước, tránh bị doanh nghiệp khác thuê mất.
Tiền đặt cọc thuê nhà xưởng
Sau khi đã quyết định thuê, bạn và bên cho thuê sẽ tự thỏa thuận số tiền đặt cọc. Đây là khoản tiền để giữ giao kèo giữa hai bên và thông thường số tiền bằng giá thuê 3 tháng đổ lại.
Điều khoản hợp đồng bắt buộc
Hai bên cần trao đổi để đưa ra những điều khoản trong hợp đồng một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất tránh mâu thuẫn sau này.
Những điều khoản hợp đồng cần có:
– Tiền cọc và giá thuê
– Thời gian cho thuê và tỉ lệ tăng giá thuê hàng năm nếu như thuê dài hạn.
– Nghĩa vụ và trách nhiệm của cả hai bên cần thực hiện
– Thời gian để gia hạn hợp đồng tiếp theo
Khi có ý định thay đổi hoặc sửa đổi, bổ sung điều khoản trong hợp đồng thì cần phải hai bên chấp thuận. Sẽ có thêm phụ lục trong hợp đồng để dễ nắm bắt. Tuyệt đối không sửa đổi nếu chưa có sự chấp thuận của 1 trong 2 bên.
Ký kết hợp đồng
Sau khi đã thống nhất và ký kết hợp đồng với nhau mỗi bên sẽ giữ một bản , nếu muốn đảm bảo hơn thì có thể mang ra công chứng tại khu vực tăng tính hợp pháp.
Hy vọng với chia sẻ của Kho Xưởng Hải Thuận đã giúp được phần nào đó cho khách hàng đưa ra quyết định sáng suốt trong việc lựa chọn nhà xưởng. Đồng thời giúp hiểu hơn về quy trình thi công dễ dàng giám sát công trình.
Kho Xưởng Hải Thuận
#1 Đơn vị cho thuê kho xưởng, mặt bằng kinh doanh tại Hà Nội
>> Bài viết liên quan:
Chọn nhà thầu xây nhà xưởng uy tín cần những yếu tố gì?
Quy trình vệ sinh nhà xưởng từ A-Z kinh nghiệm từ chuyên gia hàng đầu